Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Ngắm cảnh đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”

Có một địa danh mà người ta đã từng ca ngợi là “chốn bồng lai tiên cảnh” với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, hang động độc đáo... Đó là khu thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 8 km theo quốc lộ 21A là Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng). Đền Trúc nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn). Nơi đây không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Tương truyền xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn, bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi.
Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây giờ.
Đứng ở sân Đền có thể thấy được con sông Đáy hiền hoà

Lễ hội Đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng giêng đến mùng 6 tháng 2 âm lịch. Nét nổi bật nhất của lễ hội là trò hát dặm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác…

Cạnh Đền Trúc là núi Cuốn Sơn rộng hơn 10 ha, trong lòng núi là Ngũ Động Sơn gồm 5 động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào lòng núi. Động đầu tiên không rộng lắm, trông tựa giống như hàm ếch. Cảnh trí ở đây rất đặc biệt: Lúc bình minh ánh sáng rực rỡ rọi vào phản chiếu những sắc màu lung linh trên vách động, buổi trưa nắng lọt qua những khe lá trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiều là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng hôn.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

"Phượt" vùng xanh mát Cần Giờ

Được mệnh danh là lá phổi của thành phố bởi hàng chục nghìn hecta rừng ngập mặn, Cần Giờ cách trung tâm TP. HCM khoảng 50km với hơn một giờ đi xe máy.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có sông ngòi chằng chịt, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật. Unesco đã công nhận rừng ngập mặn này là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000.

Du khách có thể đăng ký tour với công ty du lịch hoặc đi tự túc trong ngày. Thị trấn Cần Thạnh, bãi biển Cần Giờ, Đảo Khỉ, khu du lịch Vàm Sát là những địa điểm mà du khách có thể tham quan. Có thể đi bằng hai cách để đến khu du lịch Vàm Sát.
Một là đi đến ngã ba Lý Nhơn, rẽ phải khoảng 18km, đường đi hẹp, khó đi bằng xe hơi. Hai là đón tàu du lịch tại chân cầu Dần Xây hoặc trong khuôn viên Đảo Khỉ. Đường đi Cần Giờ thường vắng, có rừng đước thẳng tấp được trồng lại sau ngày giải phóng.
Đây là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là
khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Đảo Khỉ với rất nhiều chú khỉ bạo dạn. Chúng có thể giật thức ăn.

Rực rỡ hoa đào xứ Tây Tạng

Đến với Tây Tạng mùa này, thời tiết giá lạnh nhưng du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa đào Tây Tạng nở rất đẹp.

Nằm trên dãy Hymalaya với độ cao trung bình khoảng 4.900m so với mực nước biển, Tây Tạng, Trung Quốc được xem là “nóc nhà của thế giới” với những ngọn núi cao sừng sững phủ băng tuyết quanh năm và là vùng đất thử thách sức lực của con người bởi độ cao và môi trường khô khan.

Rực rỡ hoa đào xứ Tây Tạng, Du lịch - Giải trí, hoa dao tay tang, hoa đào tay tang, tay tnag, du lich tay tang, du lich trung quoc


Chùm ảnh: Ấn tượng chùa Bà Đanh

Nói đến chùa Bà Đanh, điều đầu tiên người ta thường nghĩ tới câu nói cửa miệng đã được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”. Nhưng bây giờ thì khác, cổng chùa luôn rộng mở, hàng ngày Chùa Bà Đanh đón nhiều đoàn khách đến hành hương, đi lễ.

Từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) nếu du khách đi theo quốc 21B thì đúng 10km, còn nếu lãng mạn hơn để ngắm cảnh sông nước thì ngồi thuyền du lịch theo đường sông khoảng chừng 8km sẽ đưa du khách đến một điểm tham quan nổi tiếng. Đó là chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Cầu Cấm Sơn bắc qua dòng sông Đáy nối quốc lộ 21B với chùa Bà Đanh

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Bên cạnh đó, cây cầu Cấm Sơn dài hơn 100 m nối từ quốc lộ 21B qua sông Đáy sang chùa Bà Đanh, kết hợp với con đường bê tông dọc sông Đáy kéo dài 3 km từ thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tới chùa Bà Đanh luôn thông thoáng. Đặc biệt, tháng 9/2010, nhà chùa đã khánh thành nhà khách khang trang phục vụ cho khách hành hương.

Sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Chùa nay không vắng khách như trước nữa. Nhiều hôm chùa đón đến hàng trăm khách đến hành hương. Có người đã đến nhiều lần…”.

Từ ngày 25 - 26/03/2011 (tức 21 - 22/2 Tân Mão), lễ hội chùa Bà Đanh đã được tổ chức với nhiều nghi thức và diễn xướng truyền thống cổ như lễ cáo yết, lễ mộc dục hay lễ rước thành Hoàng Làng cùng các trò chơi dân gian như: Bịt mắt đập niêu, đua thuyền trên sông, chọi gà…. thu hút hàng ngàn du khách tới tham dự.

Trong tương lai gần chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Những hình ảnh ấn tượng về chùa Bà Đanh do PV Dân trí ghi lại: