Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Xứ Huế mộng mơ

Bỏ lại những ồn ào của phố xá thành thị, bạn có thể tìm được những phút thảnh thơi khi đi trên những con đường xanh mướt bóng cây dọc đôi bờ sông Hương.


Hình ảnh
Đường vào Đại Nội.



Nằm trên dải đất miền Trung thời tiết khắc nghiệt nhưng Huế dường như mát mẻ hơn nhờ dòng sông Hương vắt qua thành phố với rất nhiều cây xanh. Không như những thành phố hay các điểm du lịch khác, cố đô luôn giữ cho mình sự bình yên, chẳng bao giờ thấy cảnh tắc đường, bụi bặm dù là giờ tan tầm hay những ngày nghỉ lễ. Nếu bạn ra đường vào lúc 21h, thì chẳng còn thấy mấy người đi lại, những con đường chỉ còn xao xác tiếng lá trong ánh đèn đường và một vài hàng quán mở khuya.


Hình ảnh
Đại Nội.


Hình ảnh
Khu vực Cửu Đỉnh.



Nhưng điều đó không nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tẻ nhạt khi tới Huế. Lần đầu tiên tới đây, không ít người ngỡ ngàng khi dường như tới đâu là chạm ngay những công trình điêu khắc cổ. Dấu ấn của cố đô hiện ra qua những cổng thành hay qua các công trình do các triều vua Nguyễn xây dựng ven sông. Chất nghệ thuật của thành phố còn được thể hiện qua những bức tượng mới dọc bên bờ sông Hương.






Hình ảnh
Bên trong lăng Khải Định có bức vẽ chín con rồng trên trần nhà, tường được chạm khắc bằng sành sứ nhập từ nước ngoài về.


Hình ảnh
Những hàng cây xanh mướt là hình ảnh quen thuộc của thành phố Huế.



Ngoài một vài quán cà phê sang trọng, xung quanh khu Hoàng Thành cũng có những quán cà phê vườn, cà phê vỉa hè mà bạn nên ghé qua. Đó là quán trên đường Đặng Thái Thân chuyên bật nhạc Trịnh với bàn ghế đơn sơ, những bức họa treo trên các bức vách. Hay đó là Vỹ Dạ Xưa nằm ngay bờ sông Hương với lối bày trí như nhà vườn với những đường nét chạm trổ khá tinh tế.


Hình ảnh
Một góc không gian trong quán Vỹ Dạ Xưa.



Có những địa điểm mà ai cũng muốn tới thăm khi đến Huế. Đó là cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương, duyên dáng vào ban ngày và lộng lẫy trong ánh đèn đổi màu khi màn đêm bao phủ. Đó là Hoàng Thành với những công trình cổ kính dành cả ngày cũng không đi hết. Hay một hệ thống các lăng mộ của các vua nhà Nguyễn được xây công phu bởi bao mồ hôi, nước mắt của những nghệ nhân, người thợ xưa.




Hình ảnh
Cầu Tràng Tiền.


Hình ảnh
Một tác phẩm gần cầu Tràng Tiền.



Có nhiều thời gian hơn, bạn nên thuê một chiếc xe máy đi vòng quanh thành phố, qua những cổng thành hay tới thăm những ngôi chùa danh tiếng nơi đây. Đó là chùa Thiên Mụ với tháp cao nằm giữa những hàng thông xanh mướt nhìn ra một vùng sông nước mênh mông. Hay chùa Huyền Không Sơn Thượng với vườn hoa lan rực rỡ, vườn thiền tím ngắt hoa súng và kiểu kiến trúc thân thiện, luôn có sẵn trà, cà phê cho khách ghé qua chùa ngồi thưởng thức lúc nghỉ ngơi.


Hình ảnh
Tháp trong chùa Thiên Mụ.


Hình ảnh
Cảnh sông Hương nhìn từ chùa Thiên Mụ.



Vào buổi tối, bạn có thể ngồi trên xích lô đi một vòng thành phố, lắng nghe bác xế giới thiệu những con đường dần cũng chuyên kinh doanh một mặt hàng như phố Mai Thúc Loan chuyên bán quần áo vào ban ngày, đồ ăn vào buổi tối hay phố Đặng Thái Thân chuyên kinh doanh xe máy... Chưa thông thạo chỗ ăn, khách cũng có thể nhờ chỉ đường và những địa điểm quen là quán Mỹ Tâm trên đường Trần Hưng Đạo hay chè Hẻm ở Hùng Vương hay mua dăm gói trà Hoàng Cung, đôi lọ tôm chua về làm quà cho người ở nhà.




Hình ảnh
Một nhà hàng xây theo phong cách nhà vườn Huế.



Những nhà vườn xanh mướt cũng là một trong những đặc trưng của Huế. Trên đường Kim Long tới chùa Thiên Mụ, có nguyên một khu nhà vườn mang tên Phú Mộng. Trưa nắng, bạn vừa có thể vào một trong những nhà vườn ở đây nghỉ ngơi, vừa tranh thủ ăn vài món đặc trưng như nem lụi, bánh bột lọc... Có nhà từ xưa, có nhà xây mới nhưng đều không phá đi nét hài hòa tổng thể của mảnh đất nổi danh nhiều người đẹp.


Hình ảnh
Nhiều người ưa thích đi dọc sông Hương nghe ca Huế hay thăm các chùa trên lộ trình sông nước.


Hình ảnh
Trong vườn Thiền ở Huyền Không Sơn Thượng.



Một trong những sở thích của người đi du lịch là được ngắm nhìn thành phố nơi họ vừa đặt chân tới từ trên cao. Ở Huế có một địa điểm phù hợp cho bạn là quán cà phê ở tầng 16 của khách sạn Imperial trên đường Hùng Vương, nơi bạn có thể chọn chỗ ngồi sang trọng trong nhà hay ngoài ban công để có thể phóng tầm mắt nhìn ra khắp thành phố.


Hình ảnh
Từ quán cà phê ở khách sạn Imperial, bạn có thể nhìn ra khắp thành phố. y8

Vẻ đẹp Sapa mùa xuân

Nằm ở phía Tây Bắc, thị trấn Sapa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Vẻ đẹp tự nhiên của Sapa như thác Bạc, cổng Trời, núi Hàm Rồng, trạm khí tượng...

ảnh
ảnh
Hoa đào ở Sapa. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Sản vật của dân tộc H'mong. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Trẻ em dân tộc H'mông thích thú với truyền hình. Ảnh: Ngọc Tỉnh. didi games car
ảnh
Trạm khí tượng, nơi nhà văn Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng viết truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa". Ảnh: Phạm Hoàng Văn.
ảnh
Trên đỉnh Hàm Rồng. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Sapa trong sương. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Bình minh trên đỉnh fansipan hùng vĩ. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thị trấn nằm trong mây. Ảnh: Phan Vu.
ảnh
Ngôi nhà nằm trong sương. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thác Bạc. Ảnh: Bùi Thị Linh.

Buổi sáng trên bãi biển Thiên Cầm

Thiên Cầm, một bãi biển đẹp thuộc huyện Cẩm Xuyên, nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. Nước biển trong xanh, cát vàng mịn màng, con người mộc mạc và thân thiện là nét đặc trưng của nơi đây.

Bình minh trên biển huyền ảo.
Những đứa trẻ mê mải với trái bóng tròn.
Chào bình minh. pog dress up
Hồn nhiên trên bãi biển.
Hồn nhiên trên bãi biển.
Mẻ cá đầu tiên.
Mẻ cá đầu tiên.
Mênh mông giữa biển.
Thuyền về
Thuyền về.
Lại ra khơi cho mẻ lưới tiếp theo.
Lại ra khơi cho mẻ lưới mới.
Về nhanh cho kịp phiên chợ.
Về nhanh cho kịp phiên chợ.

Kéo lưới trên biển Cửa Lò

Cuộc sống của ngư dân Cửa Lò (Nghệ An) bắt đầu từ mờ sáng. Họ kéo lưới dưới ánh rạng đông của biển cả và khi trời sáng rõ thì kết thúc công việc. Độc giả Trần Văn Giáp chia sẻ hình ảnh.

Một đầu lưới sẽ được ngư dân bỏ lên chiếc thuyền thúng này và chèo ra xa ngoài biển để buông.
Nụ cườì của một phụ nữ trên bãi biển.
Ngụp lặn.
Kéo lưới.

Kéo đầu.

Hợp sức.
Lưới sẽ được cuộn lại và gánh vào bờ, chờ cho lần kéo sau.
Bước về.
Thu hoạch, được mùa cá nhưng vẫn có những nét lo âu trên người phụ nữ này.
Bình yên biển cả. Trò chơi đua xe

Nét đẹp Đà Lạt

Ráng chiều mờ ảo trên sông nước mênh mông ở thành phố cao nguyên Đà Lạt được độc giả Lã Thế Quang ghi lại.

Chiều tàn Hồ Xuân Hương.
Hồ Tuyền Lâm.
Thiếu nữ dân tộc dạo chơi bên thác nước.
Nhà thờ Domaine.
Thác Prenn nổi tiếng nằm dưới chân đèo Prenn. y8.com

Thắng cảnh Đền Hùng


Đền Hùng là một thắng cảnh đẹp, một di tích lịch sử có ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam vì đó là nơi thờ cúng, tưởng niệm của vua Hùng, tổ tiên chung của cả dân tộc.

Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội,cách thủ đô chưa đầy 90 km. Từ Hà Nội có thể đến Đền Hùng một cách thuận lợi bằng đường sắt (tuyến Hà Nội - Lào Cai) hoặc theo Quốc lộ 2 qua Việt Trì lên Phong Châu, đến ngã ba Đền Hùng thì rẽ vào.

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, cũng có tên gọi là núi Nghĩa Lĩnh, núi Cổ Tích, hay núi Huy Cương, Huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ ngày nay.

Phong Châu vốn là đất kế đô của nước Vǎn Lang từ 4000 nǎm trước đây. Núi Nghĩa Lĩnh là nơi các vua Hùng chọn để làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ, sao này được chọn để xây dựng các ngôi đền và đặt mộ tổ.

Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lǎng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt.

Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là đến Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên đền Thượng và có lǎng vua Hùng, tượng trưng cho mộ tổ.

Từ núi Nghĩa Lĩnh có thể quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sông Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượng sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.

Khu vực Đền Hùng đã được tôn tạo và bảo vệ chu đáo để trở thành một điểm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn. Lễ hội Đền Hùng thường được tổ chức rất trọng thể vào ngày 10 tháng ba âm lịch hàng nǎm.