Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Ngắm cảnh đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”

Có một địa danh mà người ta đã từng ca ngợi là “chốn bồng lai tiên cảnh” với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, hang động độc đáo... Đó là khu thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 8 km theo quốc lộ 21A là Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng). Đền Trúc nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn). Nơi đây không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Tương truyền xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn, bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi.
Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây giờ.
Đứng ở sân Đền có thể thấy được con sông Đáy hiền hoà

Lễ hội Đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng giêng đến mùng 6 tháng 2 âm lịch. Nét nổi bật nhất của lễ hội là trò hát dặm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác…

Cạnh Đền Trúc là núi Cuốn Sơn rộng hơn 10 ha, trong lòng núi là Ngũ Động Sơn gồm 5 động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào lòng núi. Động đầu tiên không rộng lắm, trông tựa giống như hàm ếch. Cảnh trí ở đây rất đặc biệt: Lúc bình minh ánh sáng rực rỡ rọi vào phản chiếu những sắc màu lung linh trên vách động, buổi trưa nắng lọt qua những khe lá trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiều là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng hôn.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

"Phượt" vùng xanh mát Cần Giờ

Được mệnh danh là lá phổi của thành phố bởi hàng chục nghìn hecta rừng ngập mặn, Cần Giờ cách trung tâm TP. HCM khoảng 50km với hơn một giờ đi xe máy.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có sông ngòi chằng chịt, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật. Unesco đã công nhận rừng ngập mặn này là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000.

Du khách có thể đăng ký tour với công ty du lịch hoặc đi tự túc trong ngày. Thị trấn Cần Thạnh, bãi biển Cần Giờ, Đảo Khỉ, khu du lịch Vàm Sát là những địa điểm mà du khách có thể tham quan. Có thể đi bằng hai cách để đến khu du lịch Vàm Sát.
Một là đi đến ngã ba Lý Nhơn, rẽ phải khoảng 18km, đường đi hẹp, khó đi bằng xe hơi. Hai là đón tàu du lịch tại chân cầu Dần Xây hoặc trong khuôn viên Đảo Khỉ. Đường đi Cần Giờ thường vắng, có rừng đước thẳng tấp được trồng lại sau ngày giải phóng.
Đây là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là
khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Đảo Khỉ với rất nhiều chú khỉ bạo dạn. Chúng có thể giật thức ăn.

Rực rỡ hoa đào xứ Tây Tạng

Đến với Tây Tạng mùa này, thời tiết giá lạnh nhưng du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa đào Tây Tạng nở rất đẹp.

Nằm trên dãy Hymalaya với độ cao trung bình khoảng 4.900m so với mực nước biển, Tây Tạng, Trung Quốc được xem là “nóc nhà của thế giới” với những ngọn núi cao sừng sững phủ băng tuyết quanh năm và là vùng đất thử thách sức lực của con người bởi độ cao và môi trường khô khan.

Rực rỡ hoa đào xứ Tây Tạng, Du lịch - Giải trí, hoa dao tay tang, hoa đào tay tang, tay tnag, du lich tay tang, du lich trung quoc


Chùm ảnh: Ấn tượng chùa Bà Đanh

Nói đến chùa Bà Đanh, điều đầu tiên người ta thường nghĩ tới câu nói cửa miệng đã được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”. Nhưng bây giờ thì khác, cổng chùa luôn rộng mở, hàng ngày Chùa Bà Đanh đón nhiều đoàn khách đến hành hương, đi lễ.

Từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) nếu du khách đi theo quốc 21B thì đúng 10km, còn nếu lãng mạn hơn để ngắm cảnh sông nước thì ngồi thuyền du lịch theo đường sông khoảng chừng 8km sẽ đưa du khách đến một điểm tham quan nổi tiếng. Đó là chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Cầu Cấm Sơn bắc qua dòng sông Đáy nối quốc lộ 21B với chùa Bà Đanh

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Bên cạnh đó, cây cầu Cấm Sơn dài hơn 100 m nối từ quốc lộ 21B qua sông Đáy sang chùa Bà Đanh, kết hợp với con đường bê tông dọc sông Đáy kéo dài 3 km từ thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tới chùa Bà Đanh luôn thông thoáng. Đặc biệt, tháng 9/2010, nhà chùa đã khánh thành nhà khách khang trang phục vụ cho khách hành hương.

Sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Chùa nay không vắng khách như trước nữa. Nhiều hôm chùa đón đến hàng trăm khách đến hành hương. Có người đã đến nhiều lần…”.

Từ ngày 25 - 26/03/2011 (tức 21 - 22/2 Tân Mão), lễ hội chùa Bà Đanh đã được tổ chức với nhiều nghi thức và diễn xướng truyền thống cổ như lễ cáo yết, lễ mộc dục hay lễ rước thành Hoàng Làng cùng các trò chơi dân gian như: Bịt mắt đập niêu, đua thuyền trên sông, chọi gà…. thu hút hàng ngàn du khách tới tham dự.

Trong tương lai gần chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Những hình ảnh ấn tượng về chùa Bà Đanh do PV Dân trí ghi lại:

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Xứ Huế mộng mơ

Bỏ lại những ồn ào của phố xá thành thị, bạn có thể tìm được những phút thảnh thơi khi đi trên những con đường xanh mướt bóng cây dọc đôi bờ sông Hương.


Hình ảnh
Đường vào Đại Nội.



Nằm trên dải đất miền Trung thời tiết khắc nghiệt nhưng Huế dường như mát mẻ hơn nhờ dòng sông Hương vắt qua thành phố với rất nhiều cây xanh. Không như những thành phố hay các điểm du lịch khác, cố đô luôn giữ cho mình sự bình yên, chẳng bao giờ thấy cảnh tắc đường, bụi bặm dù là giờ tan tầm hay những ngày nghỉ lễ. Nếu bạn ra đường vào lúc 21h, thì chẳng còn thấy mấy người đi lại, những con đường chỉ còn xao xác tiếng lá trong ánh đèn đường và một vài hàng quán mở khuya.


Hình ảnh
Đại Nội.


Hình ảnh
Khu vực Cửu Đỉnh.



Nhưng điều đó không nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tẻ nhạt khi tới Huế. Lần đầu tiên tới đây, không ít người ngỡ ngàng khi dường như tới đâu là chạm ngay những công trình điêu khắc cổ. Dấu ấn của cố đô hiện ra qua những cổng thành hay qua các công trình do các triều vua Nguyễn xây dựng ven sông. Chất nghệ thuật của thành phố còn được thể hiện qua những bức tượng mới dọc bên bờ sông Hương.






Hình ảnh
Bên trong lăng Khải Định có bức vẽ chín con rồng trên trần nhà, tường được chạm khắc bằng sành sứ nhập từ nước ngoài về.


Hình ảnh
Những hàng cây xanh mướt là hình ảnh quen thuộc của thành phố Huế.



Ngoài một vài quán cà phê sang trọng, xung quanh khu Hoàng Thành cũng có những quán cà phê vườn, cà phê vỉa hè mà bạn nên ghé qua. Đó là quán trên đường Đặng Thái Thân chuyên bật nhạc Trịnh với bàn ghế đơn sơ, những bức họa treo trên các bức vách. Hay đó là Vỹ Dạ Xưa nằm ngay bờ sông Hương với lối bày trí như nhà vườn với những đường nét chạm trổ khá tinh tế.


Hình ảnh
Một góc không gian trong quán Vỹ Dạ Xưa.



Có những địa điểm mà ai cũng muốn tới thăm khi đến Huế. Đó là cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương, duyên dáng vào ban ngày và lộng lẫy trong ánh đèn đổi màu khi màn đêm bao phủ. Đó là Hoàng Thành với những công trình cổ kính dành cả ngày cũng không đi hết. Hay một hệ thống các lăng mộ của các vua nhà Nguyễn được xây công phu bởi bao mồ hôi, nước mắt của những nghệ nhân, người thợ xưa.




Hình ảnh
Cầu Tràng Tiền.


Hình ảnh
Một tác phẩm gần cầu Tràng Tiền.



Có nhiều thời gian hơn, bạn nên thuê một chiếc xe máy đi vòng quanh thành phố, qua những cổng thành hay tới thăm những ngôi chùa danh tiếng nơi đây. Đó là chùa Thiên Mụ với tháp cao nằm giữa những hàng thông xanh mướt nhìn ra một vùng sông nước mênh mông. Hay chùa Huyền Không Sơn Thượng với vườn hoa lan rực rỡ, vườn thiền tím ngắt hoa súng và kiểu kiến trúc thân thiện, luôn có sẵn trà, cà phê cho khách ghé qua chùa ngồi thưởng thức lúc nghỉ ngơi.


Hình ảnh
Tháp trong chùa Thiên Mụ.


Hình ảnh
Cảnh sông Hương nhìn từ chùa Thiên Mụ.



Vào buổi tối, bạn có thể ngồi trên xích lô đi một vòng thành phố, lắng nghe bác xế giới thiệu những con đường dần cũng chuyên kinh doanh một mặt hàng như phố Mai Thúc Loan chuyên bán quần áo vào ban ngày, đồ ăn vào buổi tối hay phố Đặng Thái Thân chuyên kinh doanh xe máy... Chưa thông thạo chỗ ăn, khách cũng có thể nhờ chỉ đường và những địa điểm quen là quán Mỹ Tâm trên đường Trần Hưng Đạo hay chè Hẻm ở Hùng Vương hay mua dăm gói trà Hoàng Cung, đôi lọ tôm chua về làm quà cho người ở nhà.




Hình ảnh
Một nhà hàng xây theo phong cách nhà vườn Huế.



Những nhà vườn xanh mướt cũng là một trong những đặc trưng của Huế. Trên đường Kim Long tới chùa Thiên Mụ, có nguyên một khu nhà vườn mang tên Phú Mộng. Trưa nắng, bạn vừa có thể vào một trong những nhà vườn ở đây nghỉ ngơi, vừa tranh thủ ăn vài món đặc trưng như nem lụi, bánh bột lọc... Có nhà từ xưa, có nhà xây mới nhưng đều không phá đi nét hài hòa tổng thể của mảnh đất nổi danh nhiều người đẹp.


Hình ảnh
Nhiều người ưa thích đi dọc sông Hương nghe ca Huế hay thăm các chùa trên lộ trình sông nước.


Hình ảnh
Trong vườn Thiền ở Huyền Không Sơn Thượng.



Một trong những sở thích của người đi du lịch là được ngắm nhìn thành phố nơi họ vừa đặt chân tới từ trên cao. Ở Huế có một địa điểm phù hợp cho bạn là quán cà phê ở tầng 16 của khách sạn Imperial trên đường Hùng Vương, nơi bạn có thể chọn chỗ ngồi sang trọng trong nhà hay ngoài ban công để có thể phóng tầm mắt nhìn ra khắp thành phố.


Hình ảnh
Từ quán cà phê ở khách sạn Imperial, bạn có thể nhìn ra khắp thành phố. y8

Vẻ đẹp Sapa mùa xuân

Nằm ở phía Tây Bắc, thị trấn Sapa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Vẻ đẹp tự nhiên của Sapa như thác Bạc, cổng Trời, núi Hàm Rồng, trạm khí tượng...

ảnh
ảnh
Hoa đào ở Sapa. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Sản vật của dân tộc H'mong. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Trẻ em dân tộc H'mông thích thú với truyền hình. Ảnh: Ngọc Tỉnh. didi games car
ảnh
Trạm khí tượng, nơi nhà văn Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng viết truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa". Ảnh: Phạm Hoàng Văn.
ảnh
Trên đỉnh Hàm Rồng. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Sapa trong sương. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Bình minh trên đỉnh fansipan hùng vĩ. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thị trấn nằm trong mây. Ảnh: Phan Vu.
ảnh
Ngôi nhà nằm trong sương. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thác Bạc. Ảnh: Bùi Thị Linh.

Buổi sáng trên bãi biển Thiên Cầm

Thiên Cầm, một bãi biển đẹp thuộc huyện Cẩm Xuyên, nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. Nước biển trong xanh, cát vàng mịn màng, con người mộc mạc và thân thiện là nét đặc trưng của nơi đây.

Bình minh trên biển huyền ảo.
Những đứa trẻ mê mải với trái bóng tròn.
Chào bình minh. pog dress up
Hồn nhiên trên bãi biển.
Hồn nhiên trên bãi biển.
Mẻ cá đầu tiên.
Mẻ cá đầu tiên.
Mênh mông giữa biển.
Thuyền về
Thuyền về.
Lại ra khơi cho mẻ lưới tiếp theo.
Lại ra khơi cho mẻ lưới mới.
Về nhanh cho kịp phiên chợ.
Về nhanh cho kịp phiên chợ.

Kéo lưới trên biển Cửa Lò

Cuộc sống của ngư dân Cửa Lò (Nghệ An) bắt đầu từ mờ sáng. Họ kéo lưới dưới ánh rạng đông của biển cả và khi trời sáng rõ thì kết thúc công việc. Độc giả Trần Văn Giáp chia sẻ hình ảnh.

Một đầu lưới sẽ được ngư dân bỏ lên chiếc thuyền thúng này và chèo ra xa ngoài biển để buông.
Nụ cườì của một phụ nữ trên bãi biển.
Ngụp lặn.
Kéo lưới.

Kéo đầu.

Hợp sức.
Lưới sẽ được cuộn lại và gánh vào bờ, chờ cho lần kéo sau.
Bước về.
Thu hoạch, được mùa cá nhưng vẫn có những nét lo âu trên người phụ nữ này.
Bình yên biển cả. Trò chơi đua xe

Nét đẹp Đà Lạt

Ráng chiều mờ ảo trên sông nước mênh mông ở thành phố cao nguyên Đà Lạt được độc giả Lã Thế Quang ghi lại.

Chiều tàn Hồ Xuân Hương.
Hồ Tuyền Lâm.
Thiếu nữ dân tộc dạo chơi bên thác nước.
Nhà thờ Domaine.
Thác Prenn nổi tiếng nằm dưới chân đèo Prenn. y8.com